This page is a translated version of the page Scholarships and the translation is 96% complete.
Outdated translations are marked like this.

Chúng tôi hiện không nhận các đơn xin học bổng mới. Các ứng viên sẽ được thông báo về Giai đoạn 1 của quá trình duyệt đơn vào đầu tháng 3 năm 2015.

Wikimania 2015, hội nghị quốc tế thường niên lần thứ 11 của phong trào Wikimedia, sẽ được tổ chức từ ngày 15 đến 19 tháng 7 năm 2015 tại Thành phố México, México. Chương trình Học bổng Wikimedia Foundation cung cấp một số lượng học bổng có hạn để hỗ trợ chi phí tham dự hội thảo Wikimania cho một số cá nhân nhất định từ nguồn kinh phí của Quỹ Wikimedia (WMF).

Các mốc thời hạn quan trọng

Lịch trình dự kiến của Chương trình Học bổng Wikimedia Foundation như sau:

  • bắt đầu nhận đơn xin học bổng: Thứ Hai ngày 19 tháng 1 năm 2015
  • Hạn cuối nộp đơn xin học bổng: Thứ Hai ngày 16 tháng 2 năm 2015, lúc 23:59 UTC
  • Giai đoạn 1 của quá trình xét duyệt do WMF thực hiện: Hai tuần cuối tháng 2 năm 2015
  • Các ứng viên được thông báo về kết quả của Giai đoạn 1: Đầu tháng 3 năm 2015
  • Giai đoạn 2 xét duyệt chọn lọc do Ủy ban Học bổng thực hiện: Tháng 3 – tháng 4 năm 2015
  • Các ứng viên được thông báo về kết quả chính thức: Đầu tháng 4 năm 2015
  • The final list of recipients is announced: Mid-April 2015

Mục tiêu

  • Biến Wikimania 2015 trở thành một hội nghị quốc tế thành công và có hiệu quả, bằng cách khuyến khích việc chia sẻ kinh nghiệm cả trên wiki và ngoài wiki của những người tham gia
  • Biến nội dung hội nghị trở nên phong phú qua việc tạo cơ hội cho nhiều đối tượng từ nhiều nơi trên thế giới tham dự
  • Hỗ trợ bồi dưỡng và phát triển sâu rộng các cộng đồng wiki bằng cách tạo cơ hội cho những người tham dự hội nghị chia sẻ kinh nghiệm của họ tại Wikimania cũng như các bài học rút ra từ cộng đồng địa phương của họ
  • Tạo điều kiện cho những quá trình hợp tác, sáng tạo và cải thiện về sau

Chi tiết học bổng

Học bổng do WMF cung cấp sẽ bao gồm các chi phí cho:

  • Di chuyển khứ hồi
  • Chỗ trọ chung
  • Lệ phí đăng ký tham dự hội nghị

Hiện WMF không còn hỗ trợ học bổng một phần. Xin xem thêm Các câu hỏi thường gặp để biết thêm chi tiết về những chi phí nào được học bổng hỗ trợ, và những chi phí nào ứng viên phải tự chi trả.

Điều kiện nhận học bổng

Thành viên đóng góp tích cực trên một dự án Wikimedia, hoặc một tình nguyện viên của Wikimedia ở bất cứ vị trí nào, từ bất kỳ nơi nào trên thế giới, đều có thể xin học bổng. Bởi chương trình chỉ hỗ trợ việc tham dự cho các thành viên tình nguyện, vì vậy những cá nhân làm việc hưởng lương sẽ không được xin học bổng.

Khác với những năm trước, hoạt động của ứng viên trong phong trào Wikimedia sẽ là tiêu chí chính để xét duyệt. Đóng góp cho nguồn tri thức mở, phần mềm mở, có các sáng kiến hợp tác hoặc giáo dục ngoài phạm vi Wikimedia là một điểm cộng nhưng không còn là yêu cầu bắt buộc; những người chỉ có đóng góp trong các lĩnh vực trên không được khuyến khích nộp đơn xin học bổng. Xin xem thêm Các câu hỏi thường gặp để biết thêm chi tiết về điều kiện tham gia.

Quy trình xét duyệt

Quy trình xét duyệt của Chương trình Học bổng Wikimania 2015 sẽ được cập nhật sau khi chúng tôi thu thập, thảo luận và cân nhắc phản hồi từ các ứng viên, các nhà tổ chức Wikimania, Ủy ban Học bổng và nhân viên WMF. Theo đó, quy trình xét duyệt của năm 2015 sẽ gồm có ba giai đoạn đánh giá và thẩm định, để tìm ra những cá nhân được chính thức trao học bổng, cụ thể như sau:

  1. Giai đoạn 1 – Đánh giá điều kiện
    • Tất cả các đơn xin học bổng sẽ được nhân viên của WMF xem xét và xếp loại điểm với hai mức là không (bị loại) hoặc một (đỗ) theo quy cách xét duyệt từng học bổng riêng lẽ dựa trên Tiêu chí xét duyệt Giai đoạn 1. Tất cả các ứng viên sẽ được thông báo qua thư điện tử về kết quả của quy trình thẩm định này sau khi công việc hoàn tất.
  2. Giai đoạn 2 – Xét duyệt chọn lọc
    • Các đơn xin học bổng vượt qua Giai đoạn 1 sẽ được xét duyệt chi tiết hơn bởi Ủy ban Học bổng, mỗi đơn xin học bổng phải được duyệt bởi ít nhất ba thành viên ủy ban. Mỗi thành viên sẽ đánh giá độc lập và cho điểm mỗi đơn xin học bổng dựa theo tiêu chí lựa chọn của Giai đoạn 2, để đưa ra điểm số cuối cùng cho mỗi đơn.
  3. Giai đoạn 3 – Phê chuẩn cuối cùng
    • Dựa theo quốc gia nơi ứng viên sinh sống, các ứng viên sẽ được sắp xếp theo Bắc bán cầu hoặc Nam bán cầu, và tổng số học bổng chia cho Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt là 25% và 75%.
    • Dù là người dùng ở "Bắc bán cầu" hay "Nam bán cầu", dựa theo "cộng đồng ngôn ngữ mẹ đẻ trên wiki" của ứng viên (ứng viên phải ghi rõ điều này trong đơn), các ứng viên sẽ được chia theo số lượng thành viên tích cực tại dự án Wikimedia hoạt động nhiều nhất của ngôn ngữ đó, được tính toán dựa trên số lượng thành viên Wikimedia hoạt động trung bình mỗi tháng (từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014). Học bổng sẽ được phân bố đều cho các nhóm con này, cụ thể như sau:
      • Cộng đồng ngôn ngữ lớn – Số lượng thành viên Wikimedia tích cực mỗi tháng là trên 1000
      • Cộng đồng ngôn ngữ trung bình – Số lượng thành viên Wikimedia tích cực mỗi tháng là dưới 1000 nhưng trên 100
      • Cộng đồng ngôn ngữ nhỏ – Số lượng thành viên Wikimedia tích cực mỗi tháng là dưới 100
      • Cộng đồng đa ngôn ngữ – Ứng viên hoạt động nhiều nhất ở các dự án Commons, Species, Data, Incubator, MediaWiki hoặc Tool Labs (ứng viên phải khai báo "dự án tích cực nhất" của họ trong đơn) sẽ được xếp vào nhóm này, bởi các cộng đồng ngôn ngữ không đóng vai trò nhiều ở đây.
    • WMF sẽ xác định tổng kinh phí dành cho học bổng và ước lượng chi phí phải trả cho mỗi ứng viên (ví dụ: ứng viên tham dự Wikimania 2015 đến từ Nam Phi sẽ tốn nhiều chi phí hơn ứng viên đến từ Panama). Những ứng viên có điểm số Giai đoạn 2 cao nhất của mỗi nhóm sẽ được trao học bổng.
      • Với các ứng viên nằm trong 10% có điểm số cao nhất của nhóm các ứng viên bị loại, quyền ưu tiên sẽ được dành cho các ứng viên có giới tính khác nam, sau đó là tới các ứng viên đến từ khu vực Mỹ Latinh.
        • Điểm "vớt" này sẽ được tính dựa trên số lượng học bổng còn lại dành cho mỗi nhóm con
      • Học bổng chưa sử dụng sẽ được phân bổ lại theo các quy trình sau đây:
        • Một số điểm tối thiểu sẽ được xác định cho mỗi nhóm con (điểm này là khác nhau với mỗi nhóm), dưới điểm chuẩn không được xét học bổng trong vòng cuối cùng. Trong trường hợp một nhóm con nào đó không có đủ số ứng viên với số điểm đủ cao để xét, học bổng chưa sử dụng sẽ được phân bổ đều cho các nhóm con khác.
        • Trong trường hợp tất cả các nhóm con đều không có đủ số ứng viên với điểm số đủ cao, học bổng chưa sử dụng sẽ được phân bổ vào nhóm khác (và được phân phối đồng đều giữa các nhóm đó).

Sau khi hoàn thành Giai đoạn 3, một quyết định sẽ được ban hành qua thư điện tử tới tất cả các ứng viên còn lại để thông báo liệu đơn xin học bổng của họ có được chọn hay không. Những người xin học bổng thành công sẽ phải xác nhận họ có tham dự Wikimania 2015 và họ có muốn nhận học bổng hay không. Một số nhỏ các ứng viên sẽ được đưa vào danh sách chờ; các ứng viên này sau đó có thể có cơ hội được trao học bổng tùy thuộc vào tỷ lệ số ứng viên được chọn nhận học bổng và liệu số kinh phí đã trao cho những người trúng tuyển có như dự tính hay không.

Tiêu chí xét duyệt

Giai đoạn 1

Các đơn xin học bổng sẽ trượt Giai đoạn 1 nếu rơi vào bất kỳ những tiêu chí loại nào dưới đây:

  1. Các ứng viên nhận được học bổng năm 2014 nhưng không viết báo cáo sau hội nghị.
  2. Nội dung tham luận hoàn toàn hoặc phần lớn là những nội dung lạc đề hoặc sai phạm.
  3. Ứng viên không thể hiện nỗ lực khi trả lời các câu hỏi trên mẫu đơn xin học bổng.
  4. Ứng viên không chứng tỏ được năng lực tiếng Anh ở trình độ cần thiết để tham dự Wikimania, một hội nghị chủ yếu sử dụng tiếng Anh. Năng lực tiếng Anh chấp nhận được phải được thể hiện qua chính đơn xin học bổng hoặc qua một hình thức khác.
  5. Ứng viên không chứng minh được bất kỳ đóng góp hoặc hoạt động đáng kể nào cho Wikimedia, một tiêu chí có ảnh hưởng lớn tới việc cấp học bổng.
    • Sau đây là ví dụ về những đóng góp hoặc hoạt động đáng kể cho Wikimedia:
      • Thành viên đóng góp tích cực cho một dự án Wikimedia (ví dụ như Wikipedia, Commons hoặc Wikisource), với ít nhất 50 đóng góp (sửa đổi)
      • Người đóng góp mã nguồn MediaWiki, các tiện ích đặc biệt hay xây dựng công cụ cho những dự án Wikimedia
      • Tham gia theo một hình thức nào đó vào các tổ chức/chương trình của Wikimedia (chi hội, tổ chức chuyên trách hay nhóm người dùng)
      • Kiểm định viên, bảo quản viên, hành chính viên, tiếp viên hoặc tình nguyện viên OTRS ở các dự án Wikimedia (hiện nay hoặc đã từng trước đây)
      • Người được nhận tài trợ của Wikimedia Foundation
      • Nhà nghiên cứu Wikimedia
      • Tham gia vào một chương trình của Wikimedia (ví dụ như đối tác GLAM hoặc một chương trình giáo dục)
      • Tham gia các sự kiện do Wikimedia tổ chức (ví dụ như nhiếp ảnh gia đóng góp cho Wiki Loves Monuments (WLM), đại biểu hội thảo)
      • Nhà tổ chức sự kiện của Wikimedia (ví dụ như WLM, edit-a-thons)

Những đơn xin học bổng vượt qua các tiêu chí loại của Giai đoạn 1 sẽ được xét duyệt kỹ hơn ở Giai đoạn 2.

Giai đoạn 2

Tại Giai đoạn 2, các ứng viên sẽ được đánh giá dựa trên hai khía cạnh chính – kinh nghiệm cần thiếtkhả năng tiếp nhận – mỗi ứng viên sẽ được tính điểm trên thang điểm từ không (0) đến mười (10) cho mỗi tiêu chí. Các điểm số này sau đó được chia trung bình để ra điểm số Giai đoạn 2 chính thức cho ứng viên. Những tiêu chí này được lựa chọn với mục đích đề cao ứng viên nào có nhiều kinh nghiệm liên quan tới các hoạt động của Wikimedia và thể hiện được khả năng áp dụng những kinh nghiệm/những gì học hỏi được về cho cộng đồng địa phương của mình.

Kinh nghiệm cần thiết

Hoạt động nằm trong khuôn khổ các dự án Wikimedia hoặc tổ chức của Wikimedia (các chi hội, tổ chức chuyên trách và nhóm người dùng) thể hiện rằng ứng viên có thể đóng góp cho Wikimania dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức mà họ đã thu thập được từ việc đóng góp. Ứng viên được khuyến khích viết về cả kinh nghiệm trực tuyến và ngoại tuyến của họ trong đơn xin học bổng.

Các hoạt động của một ứng viên sẽ được đánh giá dựa trên những khía cạnh sau:

  1. Sự cộng tác – Mức độ cộng tác với các cá nhân hoặc tổ chức nhằm xúc tiến hoạt động
  2. Sự tác động – Thành quả đạt được cả trực tuyến và thực tế qua các hoạt động của Wikimania, cả về số lượng lẫn chất lượng
  3. Khả năng lãnh đạo cộng đồng – Vai trò của ứng viên và phạm vi của hoạt động nằm trong phong trào Wikimedia, ví dụ như các thành viên hoạt động trong những ủy ban hoặc đi đầu trong các dự án

Nhằm giúp đỡ các ứng viên, dưới đây chúng tôi đã nêu ra những ví dụ về "Sự tác động". Tuy nhiên, các ứng viên đừng ngần ngại cung cấp nhiều ví dụ khác nằm ngoài phạm vi của những ví dụ bên dưới:

Ảnh hưởng tại các hoạt động trực tuyến Ảnh hưởng tại các hoạt động thực tế
Chất lượng
  • Tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn tham khảo đáng tin cậy
  • Tăng cường/cải thiện kỹ năng của những thành viên đóng góp trên các wiki (ví dụ như tổ chức các hội thảo về biên tập bài viết)
  • Giúp người đọc và những biên tập viên mới/có kinh nghiệm tham gia dễ dàng hơn (ví dụ như thành lập hoặc tham gia vào các trang mang tính tư vấn trên wiki)
  • Cải thiện khả năng đóng góp của các biên tập viên trên wiki (ví dụ như cải thiện hoặc sáng tạo ra các tính năng mới cho MediaWiki)
  • Tăng cường nhận thức về các dự án Wikimedia thông qua những kênh ngoài wiki (ví dụ như đăng các bài viết lên blog hoặc báo chí, hoặc thuyết trình tại những hội nghị không phải do Wikimedia tổ chức)
  • Cải thiện nhận thức của công chúng về Wikimedia với tư cách là một nguồn thông tin đáng tin cậy (ví dụ như thuyết trình về các quy trình và chính sách của Wikipedia nhằm tăng cường độ tin cậy)
  • Cải thiện sự đa dạng về giới tính, ngôn ngữ hoặc vị trí địa lý của người dùng ngoài wiki (ví dụ như tổ chức một sự kiện nhằm tăng cường nhận thức về các nhóm đối tượng hoặc nhóm ngôn ngữ chưa được quan tâm đúng mức)
  • Tăng cường/cải thiện kỹ năng của các tình nguyện viên ngoài wiki (ví dụ như tổ chức một sự kiện để giúp các tình nguyện viên tăng cường hiểu biết khi giải thích các chính sách hoặc tổ chức sự kiện)
Số lượng
  • Xác định/nắm bắt các lỗ hổng nội dung hoặc thể loại (ví dụ như số lượng bài viết mới tạo/mới cải thiện trong các thể loại còn thiếu hoặc còn trống)
  • Hỗ trợ các thành viên tiếp cận với những nguồn đáng tin cậy (ví dụ như mua và chia sẻ quyền truy cập tới các nguồn bị hạn chế)
  • Tăng lượng truy cập tới các trang Wikimedia bằng cách tạo ra/cải thiện các sản phẩm hỗ trợ việc truy cập (ví dụ như cải thiện mã QR hoặc Kiwix để hỗ trợ phiên bản Wikipedia ngoại tuyến)
  • Có thêm các biên tập viên mới (ví dụ như giúp các biên tập viên mới biết đến dự án thông qua những buổi hội thảo về cách soạn bài)
  • Với các sự kiện bạn tổ chức, số lượng thành viên tới dự một sự kiện của Wikimedia do bạn tổ chức (ví dụ như với trường hợp của người tổ chức một cuộc thi ảnh, thì đó là số lượng thí sinh tham gia)
  • Với các chương trình của Wikimedia mà bạn tham gia, số lượng người dự hoặc tình nguyện viên được bạn hỗ trợ (ví dụ như với các đại sứ trường học của Chương trình Giáo dục Wikipedia, thì đó là số học sinh được hỗ trợ trong một học kỳ)


Khả năng tiếp nhận

Khả năng chia sẻ kinh nghiệm và thông tin với một cộng đồng lớn hơn thể hiện rằng ứng viên, nếu được trao học bổng, có khả năng mang những kinh nghiệm hoặc bài học có được ở Wikimania về và làm giàu cho cộng đồng wiki địa phương hoặc quốc gia của ứng viên đó. Các ứng viên được khuyến khích viết về hoặc cung cấp ví dụ thể hiện khả năng này; chẳng hạn như các báo cáo trên wiki, các bài đăng trên blog cá nhân, hoặc các buổi nói chuyện/thuyết trình về những gì họ học được khi tham gia một sự kiện, hội nghị hoặc buổi thảo luận.

Câu hỏi?

Nếu bạn cần biết thêm về Chương trình Học bổng Wikimedia Foundation, vui lòng xem trang Các câu hỏi thường gặp (FAQ).

Nộp đơn

Để xin học bổng học bổng tham dự Wikimania 2015 ở Thành phố México, vui lòng gửi mẫu đơn xin học bổng hoàn chỉnh trước 23:59 UTC ngày 16 tháng 2 năm 2015. Chúng tôi khuyến nghị các ứng viên hãy đọc kỹ thông tin có trong trang này và trang Các câu hỏi thường gặp trước khi nộp đơn.

 Học bổng của các tổ chức Wikimedia

WMF không phải là tổ chức duy nhất cung cấp học bổng cho Wikimania 2015; những tổ chức khác thuộc Wikimedia chẳng hạn như các chi hộicác tổ chức chuyên trách cũng có thể cung cấp học bổng của riêng họ.

Các tổ chức Wikimedia dưới đây sẽ thu thập đơn xin học bổng từ số đơn gửi về cho Chương trình Học bổng Wikimedia Foundation – các ứng viên sẽ không cần phải gửi đơn xin học bổng riêng tới những tổ chức này nếu muốn tham gia, được liệt kê bên dưới:

  • Wikimedia Hungary

Các tổ chức Wikimedia dưới đây cung cấp học bổng, nhưng sẽ không sử dụng đơn đăng ký gửi về cho Chương trình Học bổng Wikimedia Foundation. Các thành viên Wikimedia muốn nhận học bổng từ họ cần phải nộp đơn trực tiếp cho tổ chức ấy.

  • Wikimedia Italia (theo dõi để được thông báo khi nào bạn có thể nộp đơn)